DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Những năm gần đây, hội nhập quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với hầu hết người Việt Nam. Trong công sở, nhà trường, ở quán nước trên hè phố, thậm chí cả ở thôn quê, người ta đều sử dụng nó một cách rất thông dụng. Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam có thể theo các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư còn đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Việc lập hồ sơ, và tìm hiểu về trình tự thủ tục cũng như xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá phức tạp nên các nhà đầu tư thường bị lúng túng và tốn thời gian cũng như chi phí, vì thế với sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ về pháp luật cũng như môi trường kinh doanh, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi, CÔNG TY LUẬT DOHA với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên đã nhiều năm kinh nghiệm tư vấn xin giấy phép đầu tư có thể cung cấp cho khách hàng các ý kiến tư vấn pháp lý hữu ích nhất trong mọi lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Công ty Luật Doha trình bày các vấn đề sau:
1. Xác định quốc tịch của nhà đầu tư.
2. Xác định ngành nghề đầu tư, kinh doanh.
3. Xác định tình trạng pháp lý.
4. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập pháp nhân tại Việt Nam
5. Kết luận.
1 Xác định quốc tịch của nhà đầu tư.
1.1 Quốc tịch của nhà đầu tư nằm trong các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam là thành viên.
- Việc xét xem quốc tịch của nhà đầu tư có là thành viên của các hiệp định hay không mang ý nghĩa rất lớn trong việc tiến hành đầu tư, mua cổ phần cũng như tiến hành các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.
- Để xác định thành viên thì nhà đầu tư có thể lên trang website của các hiệp định, tổ chức tự do thương mại để tìm kiếm.
Ví dụ: Để xác định thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization có thể truy cập vào trang website chính thức của WTO để tìm kiếm thông tin quốc tịch: https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm
1.2 Quốc tịch của nhà đầu tư không nằm trong các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam là thành viên.
- Trong trường hợp nhà đầu tư không nằm trong các hiệp định tự do thương mại thì nhà đầu tư sẽ không được hưởng các ưu đãi đối với các ngành nghề được ưu đãi trong hiệp định. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng sẽ không phải tuân thủ các quy định có trong hiệp định.
2 Xác định ngành nghề đầu tư, kinh doanh.
2.1 Ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện. Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Tại Phụ lục IV Luật Đầu tư quy định danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện có 227 ngành nghề, đầu tư có điều kiện.
2.2 Hạn chế của ngành nghề.
- Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng tạo nhiều điều kiện. Tuy nhiên, cần đảm bảo tình hình kinh tế phát triển nhanh, ổn định mà an toàn nhà nước đã quy định các ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài không được phép kinh doanh như sau:
Nhóm 1: Các hoạt động kinh doanh và sản xuất con dấu cũng như những ngành nghề liên quan đến luật pháp và tư cách pháp nhân là những ngành nghề khá đặc thù liên quan đến công dân Việt Nam. Vì vậy, rất hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đa phần những hoạt động kinh doanh ngành nghề này phải chịu sự quản lý và trực thuộc bộ Công An.
Nhóm 2: Không được phép hoạt động kinh doanh các công cụ hỗ trợ sản xuất như là công cụ sửa chữa, các thiết bị an ninh, thuốc nổ,… Dù chính phủ đang tạo nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhưng đây là ngành nghề có ý nghĩa quan trọng đối với chính trị, quốc phòng – an ninh quốc gia.
Nhóm 3: Do nhu cầu lao động nước ngoài của người dân Việt Nam lại càng tăng. Để đảm bảo an toàn và chất lượng cho người lao động. Các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ trung gian tuyển dụng lao động đi nước ngoài. Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới khác. Để không làm ảnh hưởng đến nền văn hóa và giáo dục trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được phép hoạt động xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm.
3 Xác định tình trạng pháp lý.
3.1 Trường hợp mong muốn góp vốn đầu tư, hợp tác với pháp nhân Việt Nam.
Bước 1. Xác định tình trạng pháp lý, tình hình tài chính của pháp nhân Việt Nam.
Bước 2. Xác định hình thức đầu tư, góp vốn.
Ngoài các hình thức thành lập doanh nghiệp còn có các hình thức đầu tư không thành lập doanh nghiệp, đó là: đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), và hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam doanh nghiệp cần đảm bảo đủ các điều kiện mà Pháp luật yêu cầu.
Bước 3. Xác định trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp nội bộ.
3.2 Trường hợp thành lập pháp nhân sở hữu 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
4 Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
4.1 Điều kiện.
Điều kiện
|
Nội dung
|
Điều kiện 1:
Điều kiện về cá nhân, tổ chức thành lập doanh công ty
|
Chủ thể thành lập công ty B phải đảm bảo không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp
|
Điều kiện 2:
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
|
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh hoặc ngành nghề cấm kinh doanh theo phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư
|
Điều kiện 3:
Điều kiện về tên
doanh nghiệp
|
Tên công ty không được trùng hay gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký trước trong toàn quốc gia theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Luật doanh nghiệp
|
Điều kiện 4:
Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính của công ty
|
Thành lập công ty cổ phần buộc phải có trụ sở giao dịch đúng quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp
|
Điều kiện 5:
Điều kiện về vốn điều lệ
|
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Công ty B phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp
|
Khoản 29 Điều 3 Luật Doanh nghiệp
4.2 Trình tự.
Trình tự đăng ký thành lập thông thường sẽ có 5 bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Nhận kết quả
Bước 4: Nộp lệ phí
Bước 5: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
4.3 Thủ tục.
Thủ tục
|
Nội dung thực hiện
|
Thủ tục 1:
Lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
|
Hồ sơ bao gồm 4 tài liệu chính sau đây:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (01 bản chính)
2. Dự thảo Điều lệ công ty (01 bản sao)
3. Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần (01 bản sao)
4. Bản sao các giấy tờ khác theo quy định tại Điều này.
|
Thủ tục 2:
Gửi hồ sơ tới Cơ quan đăng ký doanh nghiệp
|
Người đại diện có thẩm quyền gửi hồ sơ tới Cơ quan đăng ký doanh nghiệp
|
Thủ tục 3:
Thời hạn giải quyết
|
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
|
Thủ tục 4:
Nộp lệ phí
|
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
|
Thủ tục 5:
Công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
|
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
|
5. Kết luận.
Hiện nay, Việt Nam trở thành điểm mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời cũng có rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam mong muốn đầu tư ra nước ngoài.
Do đó, với những am hiểu sâu sắc về pháp luật, thực tiễn và môi trường đầu tư tại Việt Nam và thị trường nước ngoài, Luật Doha cam kết hỗ trợ hiểu quả cho nhà đầu tư trong quá trình lập và triển khai các dự án đầu tư. Ngoài ra, Luật Tia Sáng cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ toàn diện giúp doanh nghiệp an tâm khi tiến hành đầu tư trong và ngoài nước.
Trân trọng cảm ơn!
Khoản 29 Điều 3 Luật Doanh nghiệp
Điều 23 Luật Doanh nghiệp
Điều 27 Luật Doanh nghiệp
Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Điều 31 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Điều 23 Luật Doanh nghiệp
Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT
Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Điều 12 Nghị định 108/2018/N
Hãy đến với chúng tôi, CÔNG TY LUẬT DOHA, để được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất
Đăng ký để được tư vấn