QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA VIÊN: kHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN

http://dohalaw.xvnet.vn

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA VIÊN: kHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA VIÊN: kHÁI NIỆM, TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN

 1. KHÁI NIỆM ĐIỀU TRA VIÊN

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định: Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.

Trong đó, điều tra hình sự là quá trình thực hiện các hoạt động điều tra những người phạm tội ở mức độ nghiêm trọng và xử lý theo mức độ hình sự. Đây thường là giai đoạn thứ 2 mà những người có thẩm quyền trong các vụ tố tụng phải thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng, liêm chính.

Điều tra viên gồm có các ngạch: Điều tra viên sơ cấp; Điều tra viên trung cấp; Điều tra viên cao cấp.Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.

2. TIÊU CHUẨN CHUNG CỦA ĐIỀU TRA VIÊN

Để được bổ nhiệm là điều tra viên trước hết cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau:

1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.

 

3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.

4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ĐIỀU TRA VIÊN

Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự cụ thể bao gồm:

1. Điều tra viên được phân công tiến hành thực hiện hoạt động khởi tố và điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết các nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ về vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc thực hiện việc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch hoặc người dịch thuật;

d) Triệu tập và trực tiếp hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt hoặc người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại hoặc đương sự;


đ) Quyết định thực hiện việc áp giải người bị giữ trong các trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc bị hại; quyết định về việc giao người dưới 18 tuổi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về việc giám sát; quyết định về việc thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành về lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc xử lý các vật chứng thu được;

g) Tiến hành việc khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng hoặc thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Điều tra viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi và quyết định của mình.